Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động quốc gia đã cam kết với UNESCO
Ngày đăng: 21/09/2021 12:05
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 21/09/2021 12:05
Triển khai chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại văn bản số 3094/BVHTTDL-DSVH ngày 26/8/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước và tiếp tục thực hiện Chương trình hành động quốc gia đã cam kết với UNESCO; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp triển khai: Tập trung tuyên truyền và tăng cường công tác quản lý nhà nước, thực hiện Chương trình hành động quốc gia đã cam kết với UNESCO về Di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Tạo mọi điều kiện cho người dân, cộng đồng thực hành, sáng tạo và truyền dạy di sản văn hóa cồng chiêng; tăng cường các hình thức giáo dục, truyền dạy diễn tấu cồng chiêng trong các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh; Tôn vinh, khen thưởng các cá nhân, cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng; Tiếp tục phối hợp xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng của tỉnh, đơn vị, địa phương; Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng di sản để trục lợi, làm sai lệch bản chất di sản và có tác động tiêu cực tới đời sống cộng đồng, xã hội và niềm tin của Nhân dân.
Theo đó, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2008 và là một trong 13 di sản văn hóa phi vật thể phân bố ở 61 tỉnh, thành phố trong cả nước được ghi danh vào các danh sách của UNESCO. Trong những năm qua, sự ghi nhận này đã tạo động lực cho cộng đồng các dân tộc trong tỉnh tiếp tục trao truyền và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa văn hóa cồng chiêng đến với bạn bè trên toàn thế giới.
Hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của tỉnh Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung, thời gian qua đã tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về di sản văn hóa, Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và cam kết của Việt Nam đối với UNESCO, đạt được một số kết quả tích cực. Nhiều địa phương trong tỉnh đã xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch giúp cho di sản được bảo vệ, thực hành tốt hơn và có những đóng góp vào đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng. Việc tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước và tiếp tục thực hiện Chương trình hành động quốc gia do Chính phủ đã cam kết với UNESCO là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và hết sức thiết thực nhằm tiếp tục triển khai các nội dung của Chương trình hành động quốc gia đối với từng di sản văn hóa phi vật thể mà Việt Nam đã cam kết với UNESCO.
Võ Phượng