Cố vấn đổi mới sáng tạo đại sứ quán Australia Kelly Strzepek: Australia hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam phát triển du lịch trong kỷ nguyên số
Ngày đăng: 22/10/2017 14:16
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 22/10/2017 14:16
Việt Nam và Australia có rất nhiều điểm chung, về các thành tựu nông nghiệp, gần đây là lĩnh vực du lịch. Năm 2016, Australia đón 7,6 triệu khách quốc tế, thu 39 tỷ đô la Úc, tạo công ăn việc làm trực tiếp cho 580.000 người; đóng góp cho 3,2% cho GDP với tổng trị giá là 53 tỷ đô la Úc. Australia nhiều năm gần đây đã nhận ra các nhu cầu cần thiết để đẩy mạnh các tiềm năng từ du lịch, đã nhận thấy nhu cầu tập trung hợp tác nỗ lực giữa các chính phủ với nhau, các ngành nghề, các công ty kinh doanh với nhau.
Năm 2011, rất nhiều tổ chức về du lịch đã cùng đưa ra 1 văn bản triển vọng chung về du lịch, hướng đến năm 2020. Australia đã đặt ra 6 mục tiêu rất cụ thể, trong đó bao gồm cả việc tăng trưởng cầu về du lịch, làm thế nào để nâng cao được năng lực kỹ thuật số, thúc đẩy đầu tư về công nghệ cả khu vực tư nhân cũng như cả khu vực công, tạo ra các ảnh hưởng về cải cách của chính phủ, và đảm bảo được cơ sở hạ tầng phải đáp ứng được nhu cầu. Đặc biệt, Australia phải có cơ sở hạ tầng về giao thông, sân bay, cầu cảng kết nối rất tốt. Chúng tôi nhận thấy nhu cầu tăng nguồn cung của lao động, các kỹ năng để kết nối với người dân bản địa. Cũng giống ở Việt Nam có nhu cầu để kết nối với cộng đồng nông thôn xa xôi, đồng bào dân tộc thiểu số. Và đặc biệt cuối cùng là làm thể nào để có thể tăng được năng lực khả năng thích ứng của công việc du lịch này. Tôi rất ấn tượng với văn hóa khởi nghiệp năng động ở Việt Nam, cũng như việc luôn sẵn sàng tiếp cận với cộng đồng quốc tế, có thể chia sẻ các kinh nghiệm cũng như khả năng mà đất nước này hiện đang có. Ví dụ như chương trình “Sáng tạo kinh doanh Mê Kông” do Đại sứ quán Australia cùng với Ngân hàng phát triển châu Á tài trợ, với nhiều chương trình khởi nghiệp, sáng tạo ở trong lĩnh vực du lịch chỉ là bước khởi đầu.
Với tầm nhìn du lịch năm 2020 của Australia, với việc chuyển sang thiết bị công nghệ số, chúng tôi nhận thấy hiện nay vẫn còn những khoảng trống khá lớn trong việc phát hiện các kỹ năng về phát triển du lịch, hay những thiếu hụt về lao động, các cơ hội việc làm. Chính phủ Australia đã nỗ lực san đầy khoảng trống này ở Úc, đồng thời cũng triển khai gói hỗ trợ xây dựng năng lực này tại Việt Nam. Australia đã đưa ra được một số chương trình để có thể phối hợp các kỹ năng về nghiên cứu, đào tạo giáo dục của Australia mà Việt Nam có thể cần. Các đại diện thương mại Australia là cầu nối cho các doanh nghiệp Australia tiếp cận với Việt Nam, để hỗ trợ, hợp tác các lĩnh vực phát triển du lịch trong kỷ nguyên số. Tôi khuyến khích việc chia sẻ các kinh nghiệm trên lĩnh vực lên kế hoạch quản lý về các điểm đến, phân tích các thị trường, các kinh nghiệm về sản phẩm du lịch, xây dựng thành phố du lịch, marketing, quảng bá…
Tôi không có câu trả lời cho tương lai, nhưng tôi chắc chắn các ngành công ngihệp, công việc kinh doanh đều đặt niềm tin sau 2 chữ “thông minh”. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào các cộng đồng du lịch trên toàn cầu, bây giờ họ đều nói đến một tương lai là xoay quanh những dữ liệu và thông tin, khi mà chúng ta quyết định gây dựng các dữ liệu. Những năm sắp tới, không chỉ các chuyên gia Australia sang Việt Nam chia sẻ các kinh nghiệm, ngược lại, Việt Nam cũng sẽ sang chia sẻ các kinh nghiệm, bài học với Australia. Tôi cũng hy vọng phía Việt Nam nhìn nhận được các lý do để hợp tác với các đơn vị của Australia; không chỉ với những gì Australia đang đưa ra cho Việt Nam, mà vì tất cả những gì 2 bên có thể hợp tác được với nhau trong tương lai.
Theo Báo Du lịch