Chính thức ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”
Ngày đăng: 21/11/2017 14:27
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 21/11/2017 14:27
Với mục tiêu xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc (xuất bản phẩm in và điện tử) trong mọi tâng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên; chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống văn minh, lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, ngày 15/11/2017, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 9103/KH-UBND triển khai Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”.
Theo đó, đến năm 2020: Phấn đấu 70% trở lên học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học; Phấn đấu 10% -15% người dân được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, cơ quan xuất bản và phát hành; Phấn đấu 40% - 50% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời; Phấn đấu 85% người sử dụng thư viện (đối với học sinh, sinh viên là 90%) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí; Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 05 bản/người dân và đạt 0,7 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng; mỗi người dân trung bình đọc 2,5 cuốn sách/năm; Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp, trong đó 50% cơ sở giáo dục ở bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định; 48% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó có bộ phận phục vụ thiếu nhi; 80% thư viện của các cơ quan nghiên cứu khoa học có vốn tài liệu chuyên sâu; Phấn đấu số lượng người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 2.500.000 lượt/năm.
Về định hướng đến năm 2030: Tạo điều kiện để người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Duy trì và củng cố các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc; tiếp tục cải thiện môi trường đọc. Hoạt động thư viện, xuất bản có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân (bao gồm cả xuất bản phẩm in, và điện tử).
Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, Kế hoạch cũng đưa ra 6 nhiệm vụ, giải pháp chính: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; Xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc; Xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc; Xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa; Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công lập, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đơn vị chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, xây dựng kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng họp báo cáo, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm tham mưu UBND tỉnh báo cáo tình hình triển khai Kế hoạch, gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung nội dung Kế hoạch nếu cần thiết; Chủ trì xây dựng mô hình phát triển văn hóa đọc, thí điểm xây dựng thư viện điện tử, xây dựng bộ sưu tập số cho cộng đồng; tổ chức Giải thưởng phát triển văn hóa đọc hàng năm tại địa phương; Chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong việc lồng ghép với nội dung các chương trình, đề án khác liên quan trong quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này; Vận động và tìm nguồn tài trợ, xã hội hóa phục vụ phát triển văn hóa đọc./.
Nhị Bình