Tọa đàm kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23 tháng 11
Ngày đăng: 24/11/2017 12:58
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 24/11/2017 12:58
Chiều 23/11, tại Bảo tàng tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Tọa đàm kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11. Tham dự buổi tọa đàm có các đồng chí H’Lim Niê, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VHTT&DL; Đặng Gia Duẩn, Phó Giám đốc Sở; lãnh đạo các phòng ban trực thuộc Sở; lãnh đạo Bảo tang tỉnh và Trung tâm Quản lý Di tích qua các thời kỳ, cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã và đang công tác trong lĩnh vực Di sản văn hóa của tỉnh.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống vẽ vang của mình; Đây cũng là dịp để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hiện đang công tác trong Ngành có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm về nghiệp vụ chuyên môn.
Trong thời gian qua, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói chung, Di sản văn hóa nói riêng đã không ngừng triển khai thực hiện công tác bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa dân tộc. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo vệ và phát huy giá trị, đặc biệt là di sản văn hóa cồng chiêng; các nghệ nhân được quan tâm đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận, tôn vinh; công tác xã hội hóa được tăng cường, thu hút được đông đảo các tổ chức và cá nhân tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…
Tính đến nay, toàn tỉnh có 64 di tích, trong đó có 28 di tích đã được công nhận và xếp hạng (01 di tích quốc gia đặc biệt, 18 di tích quốc gia, 9 di tích cấp tỉnh) và 36 di tích tiềm năng. Bảo tàng từng bước trưởng thành, từ ngày thành lập với tên gọi Nhà truyền thống tỉnh Đắk Lắk, đến nay Bảo tàng tỉnh đã trở thành Bảo tàng hạng I quốc gia, có gần 13.000 hiện vật, trong đó có hơn 2.000 hiện vật văn hóa dân tộc, 4.000 phim ảnh, tư liệu và trên 6.000 hiện vật thuộc lĩnh vực khảo cổ học - lịch sử, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tham quan, học tập và hưởng thụ văn hóa của công chúng trong và ngoài nước khi đến với Bảo tàng Đắk Lắk.
Ama Phong