Đề xuất Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 để bình chọn một trong 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2017.
Ngày đăng: 06/12/2017 08:41
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 06/12/2017 08:41
Thực hiện Công văn 4956/BVHTTDL-VP của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đề xuất các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã đề xuất Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 để bình chọn một trong 10 sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2017.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 diễn ra từ ngày 08/3/2017 đến ngày 13/3/2017 tại thành phố Buôn Ma Thuột - Thủ phủ cà phê Việt Nam với chủ đề: “Hội tụ tinh hoa – Phát huy bản sắc – Liên kết phát triển”.
Với 16 nội dung hoạt động phong phú, đa dạng nằm trong 3 sự kiện lớn: Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6; Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017; Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4 đã thu hút trên 25.000 lượt du khách, trong đó có hơn 3.000 du khách quốc tế đến tham dự. Đặc biệt, Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã thu hút được trên 500 nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên của 06 đoàn nghệ nhân đến từ các tỉnh (Đắk Lắk, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Nông) và 04 đoàn nghệ thuật nước ngoài (Campuchia, Hàn Quốc, Lào và Rumani) tham dự, đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên theo cam kết với UNESCO.
Một số hoạt động chính tại Lê hội như: Chương trình khai mạc, Lê hội đường phố, Đêm hội diễn tấu cồng chiêng Tây Nguyên, Hội thi tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên, Lê hội đua Voi và thuyền độc mộc… có sự tham gia tích cực của người dân làm vai trò chủ thể, đã thực sự trở thành ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
Lễ hội đã đạt các mục tiêu chính: Quảng bá thương hiệu mang tên gọi xuất xứ hàng hóa “Cà phê Buôn Ma Thuột”, nâng cao giá trị ngành cà phê đối với người sản xuất và kinh doanh cà phê của tỉnh Đắk Lắk cũng như trên cả nước; Nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng về việc bảo tồn, giới thiệu, phát huy bản sắc không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Đắk Lắk nhằm mời gọi, xúc tiến những dự án đầu tư lớn trên địa bàn; đặc biệt, Lễ hội đã đạt được yêu cầu xã hội hóa 100% kinh phí theo kế hoạch đề ra.
Ma Phong