Chính sách phát triển văn hóa Thụy Sĩ
Ngày đăng: 19/12/2017 03:54
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 19/12/2017 03:54
Tăng cường đời sống văn hóa, đẩy mạnh sự phát triển tự do của các loại hình sáng tạo nghệ thuật và văn hóa chuyên nghiệp trong tất cả các ngành, tăng cường trao đổi các sáng kiến văn hóa giữa các ngành công, tư nhân và các tổ chức xã hội… là các mục tiêu chính của chính sách văn hóa Thụy Sĩ.
1. Các mục tiêu chính
Các mục tiêu chính của chính sách văn hóa quốc gia giai đoạn 2016-2019
- Bảo tồn các tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Thụy Sĩ bao gồm các khu di tích khảo cổ, lăng tẩm, di tích lịch sử và các tài sản văn hóa di chuyển được.
- Thu thập, ghi chép, bảo tồn và phổ biến (in ấn, truyền thanh, truyền hình và trên trang web) các thông tin về Thụy Sĩ.
- Bảo tồn và truyền sức sống cho các di sản văn hóa Thụy Sĩ.
- Ngăn chặn tình trạng ăn trộm, cướp phá và xuất nhập khẩu trái phép các tài sản văn hóa.
- Hỗ trợ về mặt chuyên môn đối với việc tạo lập hồ sơ, lưu trữ tài liệu và sưu tập các tài sản văn hóa.
- Tăng cường đời sống văn hóa, đẩy mạnh sự phát triển tự do của các loại hình sáng tạo nghệ thuật và văn hóa chuyên nghiệp trong tất cả các ngành, tăng cường trao đổi các sáng kiến văn hóa giữa các ngành công, tư nhân và các tổ chức xã hội.
- Tăng cường sự tham gia của tất cả các nhóm vào trong hoạt động văn hóa, thúc đẩy giáo dục văn hóa và âm nhạc cũng như phát triển các kĩ năng văn hóa, khuyến khích phương thức tiếp cận công bằng đối với các hoạt động văn hóa cho tất cả mọi người dân Thụy Sĩ, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa cho mọi cá nhân và tổ chức, phát triển giáo dục nghệ thuật và văn hóa.
- Tăng cường sự gắn kết xã hội của mọi người dân từ các nền văn hóa, nâng cao ý thức của người dân Thụy Sĩ về các nền văn hóa khác nhau. Tích cực giao lưu trao đổi thông tin giữa các cộng đồng văn hóa và ngôn ngữ, đảm bảo sử dụng nhiều ngôn ngữ như là điểm nhấn của Thụy Sĩ, bảo đảm quyền về ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc thiểu số, đảm bảo tự do ngôn ngữ và bảo tôn, phát triển ngôn ngữ của các dân tộc, phát triển loại hình đa ngôn ngữ đối với các cá nhân và tổ chức trong hệ thống ngôn ngữ quốc gia.
- Đảm bảo hoạt động giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới, phát triển và cân bằng các hoạt động giao lưu văn hóa với các nước, phát triển các hoạt động văn hóa và di sản văn hóa của Thụy Sĩ trên trường quốc tế, bảo tồn bản sắc dân tộc, lưu giữ thông tin về quốc gia và gìn giữ hình ảnh của Thụy Sĩ dưới góc nhìn của bạn bè quốc tế.
- Góp phần tạo sự cạnh tranh của Thụy Sĩ như một điểm đến để kinh doanh và học tập, khai thác và sử dụng các tiềm năng sáng tạo, đổi mới về tiềm năng kinh tế của văn hóa, tăng cường và phát triển các điều kiện cho các ngành công nghiệp văn hóa, mang lại đời sống văn hóa đa dạng và giàu có cho du khách đến Thụy Sĩ .
2. Hợp tác văn hóa quốc tế
Từ trước đến nay, Thụy Sĩ luôn tích cực tăng cường hợp tác quốc tế trong một loạt các chính sách văn hóa. Đối với các nước thuộc khu vực Bắc Âu luôn có sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực văn hóa với nhiều tổ chức bao gồm Quỹ Văn hóa liên minh các bộ của các nước thuộc Bắc Âu. Chính sách văn hóa phi tập trung hơn sẽ tạo sự quan tâm đến các mạng lưới quốc tế và sự hợp tác đối với các cấp khu vực và địa phương. Gần đây chính phủ tập trung ưu tiên cho các lĩnh vực sau:
- Phát triển các chiến lược quốc tế trên nhiều lĩnh vực bao gồm nghệ thuật và văn hóa;
- Tiếp tục phát triển hợp tác quốc tế và liên văn hóa giữa các ban ngành chính phủ;
- Tăng cường các chương trình nghị sự quốc gia về hợp tác quốc tế và liên văn hóa;
- Hợp tác giữa các vùng biên giới trong các vấn đề chính sách; và
- Tham gia tích cực vào các chính sách văn hóa trong Liên minh châu Âu, tổ chức UNESCO và hợp tác với các nước khu vực Bắc Âu
3. Các chính sách ưu tiên
Trong Dự luật chính phủ về ngân sách quốc gia năm 2016, nhiều biện pháp mới được đưa ra như tăng nguồn trợ cấp cho ngành văn hóa trên nhiều lĩnh vực bao gồm văn hóa địa phương, bảo tàng, kịch và điện ảnh. Trong những năm gần đây, phần lớn chính sách văn hóa Thụy Sĩ tiến hành cải cách về thủ tục hành chính với Mô hình Hợp tác văn hóa, loại bỏ quyền lực của chính phủ quốc gia đối với các cấp chính quyền địa phương. Các nguồn trợ cấp từ chính phủ quốc gia cho các tổ chức và chính sách văn hóa địa phương được chuyển giao cho các cấp chính quyền khu vực. Theo kết quả đánh giá, sự ưu tiên về tài chính trong các chính sách văn hóa của khu vực thay đổi rất ít trong những năm đầu thực hiện.
3.1. Chính sách nghệ thuật và các vấn đề liên quan
Các nghệ sĩ và nền nghệ thuật từ lâu đã được xem như một lĩnh vực trọng điểm trong chính sách văn hóa của Thụy Sĩ. Các nguồn tài trợ dành cho nghệ sĩ và hoạt động nhằm mục đích nghệ thuật chủ yếu đến từ Hội đồng Nghệ thuật Thụy Sĩ, Ủy ban Hỗ trợ nghệ thuật, Viện Điện ảnh Thụy Sĩ.
3.2. Chính sách di sản và các vấn đề liên quan
Ban Quản lý di sản quốc gia là đơn vị chịu trách nhiệm về các vấn đề bảo tồn môi trường văn hóa, di sản văn hóa và bảo tàng. Mục tiêu của Ban Quản lý chính là đảm nhận vai trò đi đầu và khuyến khích nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa cũng như phát triển xã hội ổn định lâu dài, tạo khả năng cho mọi người dân hiểu và tham gia, chịu trách nhiệm về chính môi trường văn hóa của họ. Ban Quản lý cùng nhiều tổ chức liên quan đang nỗ lực tăng cường tập trung vào các hoạt động tiên phong, tăng cường thảo luận sử dụng chuyện kể là tâm điểm trong tổ chức bảo tồn di sản. Vào năm 2015, các hoạt động khảo cổ học của Ban Di sản Quốc gia đã được chuyển giao cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trong báo cáo trước đây của chính phủ, Ủy ban chuyên trách thuộc Chính phủ đề xuất nên thực thi Luật Bảo tàng, đảm bảo sự phát triển độc lập và quản lý vai trò chính của các bảo tàng công.
3.3. Các ngành công nghiệp văn hóa
Từ trước đến nay, các cấp chính quyền Thụy Sĩ không có một chính sách riêng dành cho các ngành công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, các kế hoạch lâu dài đã được thực hiện nhằm hỗ trợ hoạt động xuất bản sách, ấn bản nghệ thuật, âm nhạc và điện ảnh. Những nỗ lực này đóng vai trò quan trọng trong chính sách văn hóa của Thụy Sĩ. Chính phủ hỗ trợ xuất bản sách và các ấn phẩm định kỳ, trợ cấp cho các thư viện mua sách và tăng cường hoạt động đọc sách, trợ cấp sản xuất phim, quảng bá, phân phối các kênh thông tin. Các hoạt động văn hóa và sáng tạo có xu hướng tập trung tại địa phương. Nhiều thành phố hơn các vùng đô thị đông dân tại Thụy Sĩ nỗ lực sử dụng văn hóa như một phương tiện phục hồi nền kinh tế và làm cho các đô thị trở thành địa điểm sống và đầu tư hấp dẫn hơn trên cơ sở lập kế hoạch văn hóa, tập trung xây dựng bản đồ văn hóa và tận dụng nguồn lực văn hóa sẵn có trong đời sống văn hóa tại địa phương.
3.4. Sự đa dạng văn hóa và các chính sách liên quan
Theo các mục tiêu của chính sách văn hóa quốc gia, Chính phủ nên hỗ trợ ngành văn hóa tại Thụy Sĩ dưới hình thức tăng cường các cuộc đối thoại và trao đổi quốc tế và liên văn hóa, đồng thời đảm bảo mọi người có khả năng tham gia vào đời sống văn hóa. Các kế hoạch trợ cấp chủ yếu dành cho các chương trình trong các lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, ấn bản định kỳ. Chính phủ Thụy Sĩ đã quyết định phê chuẩn Hiệp định khung về bảo vệ các dân tộc tiểu số và Hiến chương châu Âu về tiếng dân tộc. Trong quá trình liên kết cầm quyền như hiện nay giữa hai Đảng Dân chủ xã hội và Đảng Xanh, sự đa dạng văn hóa và hoạt động chống sự phân biệt chủng tộc là lĩnh vực trọng tâm của chính sách văn hóa. Các hoạt động tăng cường ngân sách quốc gia gần đây bao gồm các biện pháp nhằm tăng cường hỗ trợ các hoạt động của tổ chức xã hội và chính sách điều hành các tổ chức nghệ thuật và di sản.
3.5. Chính sách về ngôn ngữ
Tiếng Thụy Sĩ đã được đẩy mạnh tại các bảo tàng, các tổ chức nghiên cứu và được quảng bá thông qua các giải thưởng văn học, ngành truyền thông và giáo dục. Trong những năm gần đây, chính phủ đã tập trung lớn vào tăng cường kĩ năng đọc và nói của trẻ em thông qua các kế hoạch hỗ trợ cho các bảo tàng mua tài liệu và phát triển chiến dịch đọc sách. Đẩy mạnh sử dụng tiếng Thụy Sĩ trong bộ phận người nhập cư cũng là biện pháp được ưu tiên. Nhiều khóa học miễn phí cho người nhập cư học tiếng Thụy Sĩ đã được tổ chức tại tất cả các đô thị và thành phố. Các biện pháp củng cố tiếng Thụy Sĩ là điểm nổi bật trong chính sách của chính phủ ít nhất kể từ thế kỷ 18. Các biện pháp hiệu quả hiện nay bao gồm giám sát sự phát triển ngôn ngữ, chỉ dẫn thành lập các tiêu chuẩn, xuất bản sách hướng dẫn và từ điển, tăng cường chỉ dẫn và nghiên cứu về ngôn ngữ.
3.6. Đa dạng nội dung và các kênh thông tin
Một trong những mục đích chung của các biện pháp chính phủ Thụy Sĩ thực hiện trong lĩnh vực văn hóa và thông tin là đảm bảo sự tự do trong thể hiện, tiếp cận và đa dạng nội dung. Nhiệm vụ của các công ty dịch vụ truyền thông bao gồm chịu trách nhiệm trực tiếp về văn hóa. Các mối quan hệ giữa các công ty dịch vụ truyền thông công và tư nhân được quy định trong văn bản chính thức cũng như theo các quy định của pháp luật. Liên quan đến các hoạt động trợ cấp của chính phủ và phát triển các dịch vụ truyền thông công cộng, các ý kiến tranh luận tập trung xem xét quyền làm chủ thương mại điện tử tại Thụy Sĩ trong một vài thập kỷ qua. Viện Điện Ảnh Thụy Sĩ (SFI) chịu trách nhiệm quản lý ngành điện ảnh. Viện bao gồm nhiều trung tâm sản xuất phim của khu vực hỗ trợ tăng cường phát triển các thế hệ diễn viên, nhà viết kịch, đạo diễn phim. Kể từ năm 2017, chính phủ sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về mặt tài chính trong hỗ trợ hoạt động sản xuất phim. Chính sách phát triển ngành điện ảnh bao gồm bảy mục tiêu mới:
- Liên tục phát triển và sản xuất các bộ phim có giá trị trên khắp cả nước.
- Tăng số lượng người xem phim bằng nhiều kênh và dưới nhiều hình thức khác nhau trên khắp cả nước.
- Di sản điện ảnh được bảo tồn, sử dụng và phát triển.
- Ngành điện ảnh Thụy Sĩ tăng cường vị thế và các hoạt động giao lưu cũng như hợp tác trên quy mô quốc tế.
- Trẻ em và thanh niên có kiến thức tốt về ngành điện ảnh và có cơ hội tạo ra sản phẩm của chính họ.
- Sự cân bằng và tính đa dạng là nét nổi bật của ngành điện ảnh.
- Ngành điện ảnh góp phần tăng cường tự do ngôn luận và đàm luận.
Công nghệ và loại hình thông tin mới tạo nên khả năng tiếp cận mới của công chúng đối với các tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ và các tổ chức văn hóa.
3.7. Đối thoại liên văn hóa: Các nhà hoạt động, các chiến lược và chương trình
Tăng cường các cuộc đối thoại liên văn hóa chính được công nhận là một trong những mục tiêu chính của chính sách văn hóa và có nhiều biện pháp hỗ trợ hoạt động này. Bảo tàng Văn hóa thế giới chịu trách nhiệm thích ứng các bộ sưu tập của các bảo tàng lịch sử và dân tộc học với quá trình toàn cầu hóa cũng như đẩy mạnh hoạt động nhập cư giữa các châu lục và hoạt động đa văn hóa. Song hành với mục tiêu bao gồm các cuộc đối thoại liên văn hóa, nhiều tổ chức và ban ngành chính phủ điều hành các dự án và hoạt động trong lĩnh vực này. Ủy ban Trợ cấp nghệ thuật quản lý các chương trình studio dành cho các nghệ sĩ truyền hình (IASPIS) đến từ Thụy Sĩ cũng như từ các nước khác. Viện Nghệ thuật Thụy Sĩ trợ cấp cho các hoạt động trao đổi quốc tế trong ngành nghệ thuật, truyền thông và khoa học. Hệ thống đảm bảo thu nhập cũng đã được áp dụng cho khoảng 160 nghệ sĩ với mức thu nhập tối thiểu.
3.8. Sự gắn kết xã hội và các chính sách văn hóa
Mục tiêu của chính sách văn hóa Thụy Sĩ hiện nay là tăng cường khả năng cho mọi người dân tiếp cận với các loại hình văn hóa chất lượng cao và khuyến khích nhiều người hơn tham gia vào các hoạt động nghệ thuật và văn hóa. Do vậy, sự tham gia và sự gắn kết xã hội được xem như tâm điểm của chính sách văn hóa. Các mục tiêu của chính sách liên kết và tham gia là quyền, trách nhiệm và cơ hội công bằng cho mọi người đến từ mọi nền văn hóa và dân tộc khác nhau, sự gắn kết về mặt xã hội được xây dựng dựa trên tính đa dạng, sự phát triển xã hội được khẳng định bằng sự tôn trọng lẫn nhau.
3.9. Các chính sách việc làm trong ngành văn hóa
Các điều kiện thu nhập và việc làm của các nghệ sĩ và người làm việc trong lĩnh vực văn hóa là mục tiêu của các cuộc khảo sát và sáng kiến trong nhiều thập kỷ qua tại Thụy Sĩ. Kể từ năm 2005, Ủy ban Trợ cấp nghệ thuật chịu trách nhiệm quản lý các điều kiện kinh tế và xã hội của nghệ sĩ và xuất bản báo cáo thống kê hàng năm. Từ trước đến nay, hệ thống hỗ trợ cho người thất nghiệp hướng nhiều tới các tầng lớp chuyên gia trong ngành nghệ thuật, khuyến khích các nhà nghệ thuật độc lập hài hòa giữa thời kỳ có việc và không có việc làm. Các chương trình hỗ trợ mọi người có việc làm được sử dụng nhằm tạo nguồn tài chính cho người thực tập sinh trong ngành văn hóa trên phạm vi rộng. Nhiều sáng kiến chuyển các nguồn từ ngân sách hỗ trợ người thất nghiệp sang ngành văn hóa đã được thực hiện.
3.10. Các kĩ thuật mới và số hóa trong ngành nghệ thuật và văn hóa
Ưu tiên của chính phủ đối với một xã hội thông tin chính là giáo dục tại các cấp. Ngân sách đặc biệt dành cho trang thiết bị và dự án luôn sẵn có cho các trường học nói chung và các chương trình giáo dục tại các bảo tàng và các tổ chức văn hóa khác. Công nghệ thông tin đã trở thành công cụ chính cho hoạt động thông tin, liên kết mạng lưới và thể hiện các loại hình nghệ thuật của các nghệ sĩ trong các chương trình liên văn hóa. Nhiều dự án đặc biệt cũng được thực hiện trong việc số hóa các di sản văn hóa và trách nhiệm này thuộc về Ban Quản lý Di sản quốc gia.
4. Tăng cường khả năng sáng tạo và sự tham gia
4.1. Hỗ trợ các nghệ sĩ và các nhà hoạt động nghệ thuật khác
4.1.1. Tổng quan về các chiến lược, chương trình và các hình thức hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp
Nhiều cấp chính quyền cung cấp kinh phí riêng cho các nghệ sĩ. Các ban ngành chính phủ có vị thế quan trọng trong lĩnh vực này bao gồm Hội đồng Nghệ thuật quốc gia, Hội đồng nghệ thuật Thụy Sĩ, Ủy ban Trợ cấp nghệ thuật. Nằm trong chương trình hợp tác liên bộ giữa Bộ Văn hóa và Bộ Doanh nghiệp, Năng lượng và Thông tin, ngân sách được phân bổ nhằm hỗ trợ các ngành văn hóa và nghệ thuật.
4.1.2. Quỹ đặc biệt dành cho các nghệ sĩ
Những phương thức chung dành cho các nghệ sĩ sân khấu, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc, tác giả bao gồm trợ cấp nghề nghiệp thời gian 10 năm, đảm bảo thu nhập, các khoản trợ cấp dành cho các dự án, hỗ trợ chi phí đi lại và tiền lương hưu. Nhiều chương trình đặc biệt trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã được thực hiện và chú trọng đến bản chất và sự cần thiết của các loại hình nghệ thuật khác nhau.
Hội đồng Nghệ thuật Thụy Sĩ chịu trách nhiệm về:
- Phân bổ các khoản trợ cấp quốc gia cho các nhà hát, các công ty kinh doanh loại hình âm nhạc và múa, các trường quay liên kết, các cửa hàng trưng bày tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công, các phòng trưng bày của riêng các nghệ sĩ.
- Hỗ trợ chi phí trưng bày, triển lãm cho các tổ chức phi lợi nhuận nhằm tạo nguồn tiền thưởng cho các nghệ sĩ có các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày trong các buổi triển lãm do các tổ chức phi lợi nhuận đứng ra làm đầu mối.
4.1.3. Trợ cấp, giải thưởng, học bổng
Thông qua Quỹ Tác giả Thụy Sĩ và Hội đồng Trợ cấp nghệ thuật, Chính phủ hỗ trợ các nghệ sĩ về mặt tài chính thông qua nhiều khoản trợ cấp. Quỹ Tác giả dành riêng cho các tác giả, nhà biên dịch, người vẽ tranh minh họa và các nhà báo văn hóa. Quỹ phân bổ các khoản tiền đền bù của chính phủ cho các khoản vay đối với các thư viện. Một phần của số tiền đền bù này được trao cho các tác giả theo tỷ lệ số lần mượn các tác phẩm nghệ thuật của họ.
Hội đồng Trợ cấp Nghệ thuật phân bổ các khoản tiền trợ cấp về phương tiện đi lại, trợ cấp cho các dự án hoặc tiền lương trong thời gian một năm hoặc hơn một năm với các nghệ sĩ không thực hiện trách nhiệm của Quỹ Tác giả. Ủy ban Trợ cấp Nghệ thuật thực hiện một chương trình truyền hình cho các nghệ sĩ, hướng tới cả nghệ sĩ trong nước và quốc tế. Viện Nghệ thuật Thụy Sĩ trợ cấp cho các hoạt động trao đổi thông tin quốc tế về nghệ thuật, khoa học và truyền thông.
Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia chịu tránh nhiệm mua các tác phẩm nghệ thuật đương đại nhằm mục đích trưng bày tại các dinh cơ của các khu điều hành khác nhau và các cơ quan ban ngành chính phủ bao gồm các trường đại học, ban quản lý các địa hạt và các tòa án. Hội đồng cũng tài trợ kinh phí cho các đối tác phi chính phủ với những đóng góp về mặt nghệ thuật cho các khu nhà ở, trường học, các địa điểm công cộng và thậm chí môi trường giao thông.
Hội đồng Nghệ thuật Thụy Sĩ trao khoản trợ cấp cho các nhóm, các đơn vị liên kết và các tổ chức phi chính phủ. Hội đồng trợ cấp cho các trung tâm nghệ thuật trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Vai trò của các trung tâm nghệ thuật là tìm kiếm cơ hội việc làm và sứ mạng nghệ thuật mới cho những thành viên là các nghệ sĩ chuyên nghiệp trong các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau. Các trợ cấp và kế hoạch hỗ trợ cho các nghệ sĩ hiện được thực hiện tại các khu vực và địa phương.
4.1.4. Hỗ trợ các tổ chức hoặc hiệp hội nghệ sĩ chuyên nghiệp
Các khoản trợ cấp không được chuyển cho các hiệp hội kinh doanh hoặc các tổ chức khác đại diện cho các nghệ sĩ khi họ đàm phán với các đối tác và cần duy trì chặt chẽ tính độc lập của họ đối với chính phủ. Các Ủy ban quốc gia của các tổ chức phi chính phủ như Hiệp hội Nghệ sĩ Quốc tế, Hội đồng Nghệ nhân Quốc tế nhận các khoản trợ cấp hàng năm theo hình thức chi phí tham gia cho việc đi lại hoặc tổ chức các hội thảo quốc tế .
(Theo artscouncil.ie, BT VHTTDL)
Nguồn: bvhttdl.gov.vn