Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn
Ngày đăng: 20/12/2017 19:02
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 20/12/2017 19:02
Đổi mới cơ chế quản lý, khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn nhưng phải thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thường xuyên đến sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, luyện tập thể dục, thể thao, vui chơi giải trí.
Để đạt mục tiêu đó cần củng cố tổ chức, bộ máy tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã , Nhà Văn hóa, khu thể thao thôn. Cán bộ quản lý tại đây là cán bộ kiêm nhiệm được hưởng chế độphụ cấp trách nhiệm theo quy định của địa phương.
Cơ chế quản lý phải từng bước thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ:
Thực hiện chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường theo quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP và Nghị định 59/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 156/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính
Đổi mới các nội dung, chương trình hoạt động gắn với thực tiễn đời sống xã hội và nhu cầu người dân.
Đó là các nhu cầu của về thông tin, đọc sách báo, xem truyền hình nhu cầu về giao lưu, trao đổi, học tập trong câu lạc bộ, nhóm sở thích, nhu cầu về sinh hoạt hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao rèn luyện thân thể, xây dựng nếp sống văn hóa, kỹ năng sản xuất, sống và làm việc tại các lớp tập huấn, học tập cộng đồng…
Xây dựng các chương trình, tiết mục hoạt động phong phú phù hợp với đặc điểm dân tộc, vùng, miền, các nhóm đối tượng và lứa tuổi như người cao tuổi, trẻ em; đặc biệt là thu hút những người có tài năng nghệ thuật và có nghề làm cộng tác viên trong các hoạt động của thiết chế văn hoá, thể thao.
Tổ chức nhiều loại hình hoạt động văn hóa, thể thao, học tập cộng đồng, phát triển các câu lạc bộ về lĩnh vực văn hoá, thể thao để thu hút người dân tham gia hoạt động tại hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn: Liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng, hội thi các môn thể thao, ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc… tạo điều kiện để người dân nông thôn tham gia hoạt động, sáng tạo, bảo tồn và truyền dạy các loại hình văn nghệ, môn thể thao, trò chơi dân gian truyền thống.
Về Tổ chức thực hiện Đề án, Bộ giao cho các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình để hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên môn đối với các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành
a) Chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện Đề án; đặc biệt quan tâm dành qũyđất để xây dựng Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã và Nhà văn hóa- Khu Thể thao thôn, bản.
b) Cân đối ngân sách hàng năm của địa phương và ngân sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hỗ trợ các mục tiêu phát triển văn hóa nông thôn, củng cố, xây dựng, trang bị phương tiện cho các thiết chế văn hóa, thể thao (theo điều kiện thực tế và khả năng của địa phương).
c) Trình HĐND cấp tỉnh:
- Cấp kinh phí duy trì các hoạt động nghiệp vụ và phục vụ nhiệm vụ chính trị của các thiết chế văn hóa, thể thao.
+ 30 triệu/ năm trở lên đối với Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã
+ 10 triệu/năm trở lên đối với Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn
- Ban hành cơ chế hỗ trợ cho người quản lý các thiết chế văn hóa, thể thao nông thôn
+ Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã kiêm nhiệm hưởng hệ số 0,7 mức lương cơ sở / tháng. Phó Chủ nhiệm hưởng hệ số 0,5 mức lương cơ sở/ tháng.
+ Chủ nhiệm Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn kiêm nhiệm hưởng hệ số 0,3 mức lương cơ sở/ tháng./.
Nguồn: Cuc VHCS