Phát triển đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và các quốc gia, địa bàn trọng điểm nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng cường giao lưu, hội nhập quốc tế.
Ngày đăng: 06/01/2018 05:15
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 06/01/2018 05:15
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã Đề án định hướng phát triển đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và các quốc gia, địa bàn trọng điểm nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng cường giao lưu, hội nhập quốc tế.
Theo đó, mục tiêu của Đề án nhằm phát triển mạng đường bay quốc tế giữa Việt Nam và các thị trường trọng điểm của Việt Nam gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ma-lai-xia, Nga, Đức, Úc, Pháp, Anh và Ấn Độ cũng như các thị trường tiềm năng khác như Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Nam Phi... của các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài để thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng cường giao lưu, hội nhập quốc tế. Phát triển hoạt động hàng không với hoạt động du lịch để đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy vai trò doanh nghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa về du lịch; toàn ngành du lịch phải có sự đột phá trong phát triển du lịch, đến năm 2020, Việt Nam thu hút được 17 đến 20 triệu lượt khách quốc tế, tổng giá trị du lịch đóng góp từ 10 đến 12% GDP và giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD.
Về định hướng quảng bá, khuyến khích các hãng hàng không phát triển đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và các thị trường trọng điểm, tạo điều kiện tối đa về giá dịch vụ chuyên ngành hàng không khi mở đường bay quốc tế mới, giờ hạ cất cánh, hình thức khai thác thường lệ và không thường lệ, khai thác kết hợp nhiều điểm đến tại Việt Nam cho các hãng hàng không nước ngoài phát triển đường bay trực tiếp từ các thị trường trọng điểm và tăng tần suất trên các đường bay quốc tế hiện có đến các cảng hàng không quốc tế và các cảng hàng không nội địa được phép tiếp nhận các chuyến bay quốc tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, tạo điều kiện tối đa về giá dịch vụ chuyên ngành hàng không khi mở đường bay quốc tế mới, giờ hạ cất cánh, hình thức khai thác thường lệ và không thường lệ cho các hãng hàng không Việt Nam mở đường bay trực tiếp từ các cảng hàng không quốc tế và các cảng hàng không nội địa được phép tiếp nhận các chuyến bay quốc tế của Việt Nam tới các thị trường trọng điểm và tăng tần suất trên các đường bay hiện có.
Trong đó, Về định hướng phát triển đường bay đến Hoa Kỳ, Vietnam Airlines mở mới đường bay thẳng đến Hoa Kỳ với lựa chọn ban đầu là một điểm tại bờ Tây nước Hoa Kỳ (Xan Fran-xít-cô hoặc Lốt An-ge-lét) vào năm 2018. Xác định sản phẩm du lịch Việt Nam cho khách du lịch Hoa Kỳ là du lịch về thăm chiến trường xưa, du lịch thăm thân, du lịch nghỉ dưỡng và nghỉ dưỡng biển đảo, sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, sản phẩm du lịch miệt vườn.
Về định hướng phát triển đường bay đến Trung Quốc, Bộ Giao thông vận tải tổ chức trao đổi ý kiến với Nhà chức trách hàng không Trung Quốc để tháo gỡ các khó khăn cho các hãng hàng không Việt Nam khi khai thác đến Trung Quốc liên quan đến giờ hạ cất cánh tại các cảng hàng không Trung Quốc, tối ưu hóa đường bay không lưu. Đến năm 2020, các hãng hàng không Việt Nam mở đường bay mới từ Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Lạt, Huế, Cần Thơ... đến Trùng Khánh, Đại Liên, Hải Khẩu, Vũ Hán, Ninh Ba, Hải Nam, Tây An, Trường Xuân, Phúc Châu, Quế Lâm, Quý Dương, Cáp Nhĩ Tân, Lan Châu, Thẩm Dương, Hạ Môn, Tây Song Bản Nạp, Trịnh Châu...; tăng tải cung ứng (tăng tần suất, sử dụng tàu bay thân rộng) trên các đường bay tới các cảng hàng không cửa ngõ tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Côn Minh, Thành Đô. Xác định sản phẩm du lịch cho thị trường Trung Quốc là du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp phục vụ khách đi theo kỳ nghỉ dài ngày và đi bằng đường hàng không; sản phẩm du lịch tham quan khám phá thành phố và ẩm thực, du lịch văn hóa gắn với các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam, du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long cho hầu hết nhóm khách.
Về định hướng phát triển đường bay đến Nga, Bộ Giao thông vận tải tổ chức trao đổi ý kiến với Nhà chức trách hàng không Nga để bổ sung các thỏa thuận liên quan đến mở rộng Bảng đường bay khai thác được phép đến các thành phố tại Nga và nước thứ ba. Đến năm 2020, các hãng hàng không Việt Nam mở mới đường bay đến Ê-ka-te-rin-buốc, Vla-đi-vốt-tốc; mở mới đường bay giữa Đà Nẵng và Nga; khai thác lại đường bay Nha Trang đến Mat-xcơ-va; tăng tải cung ứng trên các đường bay hiện tại từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đến Mát-xcơ-va. Xác định sản phẩm du lịch Việt Nam cho khách du lịch Nga là du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp, sản phẩm thể thao du lịch biển, khám phá thành phố kết hợp giải trí, mua sắm.
Dương Duy