Chính sách văn hóa Pháp
Ngày đăng: 08/01/2018 05:20
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 08/01/2018 05:20
Mô hình chính sách văn hóa Pháp nổi bật với tầm quan trọng của sự tham gia từ các tổ chức cộng đồng, phân bổ các cấp quản lý văn hóa theo vùng lãnh thổ dựa trên tinh thần hợp tác và sự thỏa thuận giữa các bên.
I. Giới thiệu chung
1. Cơ sở hạ tầng văn hóa: các xu hướng và chiến lược
Dù vai trò của bang và Bộ Văn hóa vẫn giữ tầm quan trọng, trách nhiệm của các cấp chính quyền khu vực, thành thị ngày càng tăng trong nhiều giai đoạn và kể từ năm 2009 đã thể hiện bước tiến mới mang tính chất đột phá.
Sự hợp tác giữa các cơ quan phụ trách về chính sách văn hóa được dựa trên cơ sở hợp tác và thỏa thuận ở các cấp thông qua quy trình ký kết giữa các bộ, các cấp chính quyền địa phương và các sở ban ngành, giữa chính các cơ quan trên một vùng lãnh thổ, các tổ chức công và các tổ chức văn hóa.
Các tổ chức công ngày càng có khả năng tự chủ nhiều hơn. Điều này tạo nên sự thay đổi trong quá trình giám sát do cấp quản lý trung ương tiến hành. Các tổ chức văn hóa tại cơ sở chủ yếu tập trung tại Paris. Các tổ chức thuộc các cấp chính quyền địa phương cùng phải đối mặt với vấn đề về tăng mục tiêu thu hút nguồn vốn, phi tập trung hóa nhằm tăng cường quyền tự chủ về văn hóa tại các vùng lãnh thổ.
Một xu hướng khác là đa dạng hóa các hoạt động công nhận khía cạnh văn hóa chính dưới sự quản lý của cấp chính quyền địa phương, khu vực và quốc gia. Trong lĩnh vực di sản văn hóa được chú trọng bởi các cấp chính quyền như khu di sản văn hóa, bảo tàng, trung tâm lưu trữ, các di sản phi vật thể. Đối với lĩnh vực nghệ thuật nghe nhìn, các trung tâm nghệ thuật cộng đồng/phòng triển lãm cũng như các cơ sở đào tạo sau đại học khá lớn. Nghệ thuật biểu diễn bao gồm các dàn nhạc giao hưởng, các trường dạy nhạc, các tổ chức giáo dục sau đại học về nghệ thuật và văn hóa, nghệ thuật sân khấu, các nhà hát kịch và opera, các công ty kinh doanh loại hình nghệ thuật múa và balle.
Đối với sách thư viện, ba thư viện lớn tầm quốc gia và trung tâm kinh doanh sách quốc gia cùng 20 tổ chức khu vực luôn được ưu tiên phát triển. Trong lĩnh vực nghệ thuật nghe nhìn, các kênh TV chính quốc gia và một mạng lưới kênh được truyền thông trên toàn thế giới. Các trung tâm xã hội và văn hóa/làng văn hóa với quy mô 1460 trung tâm thanh niên và văn hóa hoạt động tại Pháp.
2. Vị thế và quan hệ hợp tác giữa các tổ chức công trong lĩnh vực văn hóa
Các tổ chức văn hóa công có quyền pháp lý khác nhau và không có tính đồng nhất. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức có thể quyết định vị thế phù hợp nhất:
- Các tổ chức phi lợi nhuận hoặc từ thiện: các hiệp hội hoặc tổ chức liên minh.
- Các hoạt động kinh tế: nhiều hình thức khác nhau bao gồm các tông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty vô danh, các tập đoàn hoặc công ty liên kết, các tổng công ty đầu tư và kinh doanh…
- Các tổ chức công: quản lý trực tiếp, quản lý công tự chủ về tài chính, thành lập tập đoàn hoặc liên đoàn, tổ chức liên hợp…
II. Chính sách phát triển văn hóa Pháp
1. Phương thức tăng cường sáng tạo và sự tham gia vào các hoạt động văn hóa
a. Tổng quan về các chiến lược, chương trình, hình thức hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp
Các cấp chính quyền khác nhau đề xuất các phương thức hỗ trợ tài chính và tư vấn đối với các nghệ sĩ dựa trên mọi nguyên tắc và mọi phạm vi hành động của tổ chức công: các cơ quan trực thuộc bang, thành phố, cấp sở và khu vực cũng như các phòng ban trực thuộc. Sự hỗ trợ này có thể trực tiếp với nguồn kinh phí được cấp từ các bộ hoặc thông qua các nhà điều hành chính.
- Cấp quốc gia: Các trung tâm khu vực và quốc gia phát hành sách, Trung tâm Thông tin và các nguồn lực phát triển loại hình âm nhạc mới, Trung tâm Nghệ thuật nghe nhìn, Trung tâm chiếu phim và hoạt hình, Văn phòng quốc gia về nghệ thuật biểu diễn đương đại, Trung tâm quốc gia về nghệ thuật đường phố và nghệ thuật xiếc.
- Cấp cơ sở: Các cơ quan trực thuộc bộ chịu trách nhiệm phát triển loại hình âm nhạc và nghệ thuật, các tổ chức khu vực quản lý nghệ thuật biểu diễn…
Ngoài ra, các nghệ sĩ tại Pháp có thể nhận được lợi ích từ sự hỗ trợ của nhiều mạng lưới chuyên gia đặc biệt từ các cơ quan thu thập và tái phân bổ thu nhập từ bản quyền tác giả.
Các tổ chức và nhà tài trợ tư nhân cũng góp phần hỗ trợ các hoạt động nghệ thuật.
b. Các quỹ hỗ trợ nghệ thuật đặc biệt
*Các ủy ban
Các ủy ban thuộc chính phủ được thành lập trên các lĩnh vực như âm nhạc, kịch và nghệ thuật nghe nhìn.
“1% cho nghệ thuật” là tổ chức đặc biệt được thành lập cho các nhà nghệ thuật truyền hình và dựa trên nguyên tắc 1% tổng chi phí cho hoạt động xây dựng, trùng tu hoặc mở rộng của công trình công cộng phải được dành cho một tác phẩm nghệ thuật đương đại. Quy định này hiện nay được áp dụng cho tất cả các cấp chính quyền thuộc bang và địa phương. Hệ thống này cho phép tạo ra hơn 12.300 tác phẩm nghệ thuật trong vòng 60 năm.
Quỹ Nghệ thuật đương đại quốc gia thành lập năm 1976 với nguồn hỗ trợ cho các hoạt động tiếp nhận, phân bổ và bảo tồn các tác phẩm nghệ thuật đương đại trong các lĩnh vực nghe nhìn, nhiếp ảnh, ghi hình và thiết kế. Các chính sách về việc tiếp nhận được chỉ dẫn dựa trên ba mục tiêu chính: tìm ra các nghệ sĩ trẻ tài năng, mua các tác phẩm nghệ thuật của người nghệ sĩ có tên tuổi và thể hiện xu hướng nghệ thuật thế giới. Quá trình thu thập đã lưu giữ hơn 90000 tác phẩm nghệ thuật nghe nhìn, nhiếp ảnh, trang trí và thiết kế.
Quỹ Nghệ thuật đương đại khu vực được thành lập vào năm 1982 trong bối cảnh đối mới chính sách và hiện nay hoạt động tại hầu hết các khu vực thuộc nước Pháp. Nhằm mục đích mua các tác phẩm nghệ thuật đương đại, các quỹ này đảm bảo hoạt động xuất bản thường xuyên và phát triển các sáng kiến giáo dục, xác nhận vai trò của cấp chính quyền địa phương và khu vực trong lĩnh vực nghệ thuật đương đại.
*Hình thức hỗ trợ hoạt động sáng tạo nghệ thuật
Các quỹ khác nhau trong hoặc ngoài ngành đều hỗ trợ khả năng sáng tạo nghệ thuật và các nhà nghệ thuật được cung cấp khoản trợ cấp từ ngân sách của Bộ Văn hóa và Thông tin, từ các cấp chính quyền địa phương và thuế được khấu trừ.
Sự hỗ trợ tập trung vào các lĩnh vực chính sau:
- Nhà hát, nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc và múa: hỗ trợ các công ty kinh doanh nghệ thuật múa và kịch, xiếc, nhạc jazz và các ban, nhóm nhạc khác, hỗ trợ chỗ ăn ở…
- Nghệ thuật nghe nhìn: Hỗ trợ các nghệ sĩ, nhà thiết kế đồ họa, thợ thủ công, khuyến khích họ hoàn thành tác phẩm riêng, chi phí chỗ nghỉ và nghiên cứu tác phẩm nghệ thuật.
- Rạp chiếu phim, nghệ thuật nghe nhìn và truyền hình: các chương trình và sự hỗ trợ của Đài truyền hình quốc gia, hỗ trợ cho 40 hãng phim được thành lập trên khắp nước Pháp.
c. Trợ cấp, giải thưởng và học bổng
Số lượng các giải thưởng nghệ thuật và văn hóa tại Pháp đang ở mức cao. Hàng trăm giải thưởng trong lĩnh vực văn học và lĩnh vực truyền thông. Bên cạnh các giải thưởng dành cho các học viện âm nhạc, múa và kịch, các nhạc sĩ đương đại cũng nhận được các giải thưởng khác nhau từ nhiều tổ chức.
Hầu hết các giải thưởng đều gắn liền với khoản kinh phí hỗ trợ sáng tạo hoặc nghiên cứu nghệ thuật và kèm theo học bổng. Ngoài ra, nhiều học bổng cũng được trao cho các sinh viên trong các chủ đề giáo dục văn hóa và nghệ thuật.
d. Hỗ trợ các tổ chức hoặc liên đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp
Các hiệp hội và liên đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng thể hiện mong muốn về mặt vật chất và tinh thần của các thành viên, đồng thời đàm phán các hợp đồng và thỏa thuận liên quan đến họ. Họ thường làm việc cho các ủy ban và hội đồng với chức năng phân bổ nguồn kinh phí và hỗ trợ hoạt động sáng tạo trong quá trình hợp tác với các đại diện của các tổ chức liên quan.
Các hiệp hội quản lý bản quyền tác giả hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nghệ thuật, phân bổ các kế hoạch đào tạo nghệ sĩ và chương trình biểu diễn nghệ thuật.
1.2. Các chính sách và chương trình tăng cường hoạt động văn hóa
Các chương trình và chính sách tăng cường hoạt động văn hóa cũng như sự tham gia của người dân dựa trên hai đường hướng chính:
- Dân chủ hóa văn hóa
- Giáo dục nghệ thuật và văn hóa
Mục đích của quá trình dân chủ hóa văn hóa là nét nổi bật trong chính sách của Bộ Văn hóa nhằm mục đích mở rộng khả năng tiếp cận với trung tâm văn hóa, di sản và nghệ thuật vào những năm 60, chi phí vé vào thấp hoặc miễn phí đối với khán giả khi tham gia vào các tổ chức văn hóa quốc gia. Vào năm 2009, Bộ Văn hóa đã hỗ trợ vé vào miễn phí khi đến tham quan các bộ sưu tập tại các bảo tàng và lăng tẩm quốc gia với những người dưới 26 tuổi đang sinh sống tại Liên minh châu Âu. Tại các địa phương, mô hình “thẻ văn hóa” được sử dụng đối với giới trẻ, trở thành một công cụ tiến hành dân chủ hóa văn hóa. Không giống như vé theo mùa hoặc vé tham gia các sự kiện đặc biệt, thẻ văn hóa tạo cơ hội cho người dân tham gia vào các tổ chức văn hóa khác nhau.
Giáo dục nghệ thuật và văn hóa trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách văn hóa, tạo điều kiện tăng cường khả năng hoàn thiện bản thân và mở rộng hoạt động văn hóa, tăng mức độ tham gia và số lượng khán giả.
2. Giáo dục nghệ thuật và văn hóa
2.1. Tổng quan về tổ chức
Giáo dục nghệ thuật và văn hóa tại các trường nhằm ba mục tiêu chính:
- Cho phép học sinh hình thành văn hóa cá nhân đa dạng và thống nhất thông qua giáo trình tại trường.
- Phát triển và tăng cường hoạt động nghệ thuật của học sinh.
- Cho phép học sinh gặp nghệ sĩ và xem các tác phẩm nghệ thuật, tham gia vào các tổ chức văn hóa.
Giáo dục nghệ thuật và văn hóa là tâm điểm của sự hợp tác giữa Bộ Văn hóa và Bộ Giáo dục. Kể từ những năm 70, nhiều kế hoạch và chương trình đã được thực hiện nhằm tăng cường giáo dục nghệ thuật và văn hóa tại trường học và hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển đào tạo chuyên ngành nghệ thuật và văn hóa cũng như thực hiện nhiệm vụ hình thành văn hóa cho học sinh. Vào năm 2005, chính sách đã được rà soát với sự thành lập Hội đồng Nghệ thuật và Giáo dục văn hóa. Vào năm 2017, các cấp chính quyền thành lập trung tâm nguồn nhân lực dành cho giáo dục nghệ thuật vào văn hóa. Các tổ chức này phân bổ hoạt động theo hai hướng chính:
- Cấp địa phương: mỗi tổ chức trực thuộc liên kết hành động với các bên liên quan về giáo dục nghệ thuật và văn hóa cấp khu vực (các trung tâm tài liệu giáo dục, trường học, tổ chức văn hóa…)
- Tiếp cận theo chủ đề: mỗi tổ chức liên quan đến khía cạnh văn hóa và nghệ thuật cụ thể (kịch, âm nhạc, nhiếp ảnh, di sản…)
Vào năm 2008, bộ môn lịch sử nghệ thuật đã trở thành giáo trình bắt buộc từ cấp tiểu học đến trung học. Vào năm 2014, Bộ Văn hóa đã tiến hành hoạt động tư vấn về giáo dục nghệ thuật và văn hóa trong báo cáo bao gồm 26 khuyến nghị nhằm đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
Kể từ năm 2014, cuộc cải cách giáo dục quốc gia đã tiến hành nhiều hoạt động bổ sung giáo trình bao gồm hoạt động văn hóa. Giáo dục nghệ thuật tại các trường học là trách nhiệm của Bộ Giáo dục giám sát chương trình và hoạt động giảng dạy. Các hoạt động ngoại khóa chủ yếu do các cấp chính quyền từng vùng đảm nhận, kết hợp thông tin và hỗ trợ các viện đào tạo nghệ thuật và nhận được sự hỗ trợ dịch vụ từ phía các bang.
2.2. Giáo dục nghệ thuật trong các trường học
a. Giảng dạy chung và bắt buộc
Giáo dục nghệ thuật và văn hóa dựa trên các hệ thống sau:
- Giáo dục nghệ thuật và âm nhạc tại các trường tiểu học
- Giáo dục nghệ thuật và âm nhạc tại các trường trung học
- Các khóa học khám phá nghệ thuật, các khóa học theo môn nghệ thuật được lựa chọn và mang tính chuyên môn trên các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau tại trường trung học.
- Lịch sử nghệ thuật trở thành môn học bắt buộc từ tiểu học đến trung học.
b. Các hoạt động nghệ thuật và văn hóa bổ trợ
Nhiều hoạt động và chương trình cụ thể được xây dựng nhằm hoàn thành các khóa học bắt buộc: các lớp học nghệ thuật và văn hóa, các hội thảo nghệ thuật, nơi cư trú của các nghệ sĩ và các lớp học về di sản. Tất cả các chương trình đều có tính chất chuyên môn cao và được công nhận trên phạm vi quốc gia.
Trong lĩnh vực giáo dục điện ảnh, các chương trình điện ảnh dành cho các cấp học cho phép học sinh khám phá các loại hình nghệ thuật điện ảnh cổ điển và đương đại do Đài truyền hình quốc gia CNC lựa chọn trong quá trình phối hợp với rạp chiếu phim.
Các trường học cũng phát triển mối quan hệ đối tác với các tổ chức văn hóa và liên kết chặt chẽ với các sở ban ngành trực thuộc Bộ Văn hóa ở cấp quốc gia và địa phương. Tại địa phương, kế hoạch phát triển trường học phải bao hàm khía cạnh nghệ thuật và văn hóa.
Cơ sở dữ liệu điện tử được thiết lập vào tháng 10 năm 2010 và được tăng cường vào tháng 3 năm 2012 trong quá trình liên kết với Cục Điện Ảnh và Trung tâm tài liệu giáo dục quốc gia. Cơ sở dữ liệu này cho phép học sinh trung học tổ chức các buổi họp và tiếp cận với nhiều di sản điện ảnh.
c. Giáo dục liên văn hóa
Giáo dục liên văn hóa thực sự không tồn tại ở Pháp. Tuy nhiên, sự đa dạng văn hóa hoàn toàn được thể hiện rõ trong các hoạt động đào tạo và giảng dạy văn hóa, nhiều tổ chức, ban ngành và chương trình chuyên sâu về các khía cạnh văn hóa toàn cầu. Hơn nữa, các giáo trình khác nhau tại một số trường công lập khuyến khích củng cố và đào sâu kiến thức cũng như thực hành ngoại ngữ và các nền văn hóa.
*Các chương trình liên kết đa quốc gia
Kể từ năm 1981, các khoa liên kết với các trường chào đón học sinh Pháp và quốc tế ở các cấp tiểu học, trung học và phổ thông. Các giáo viên được phân công nhiệm vụ giảng dạy bằng ngôn ngữ bản địa cho các khoa học cụ thể.
*Các chương trình liên kết giữa hai quốc gia
Trong giai đoạn 2012-2013, 72 trường học Pháp và 68 trường học Đức đã tổ chức cho sinh viên học tập giáo trình hiện đang được giảng dạy tại nước đối tác còn lại. Ngày 22 tháng 1 trở thành ngày “Pháp - Đức” và các trường học tại hai nước này được mời tổ chức các hoạt động đa dạng xoay quanh chủ đề ngôn ngữ hai nước.
*Các chương trình liên kết châu Âu hoặc phương Đông
Các khoa ngôn ngữ các nước châu Âu và phương Đông được đề xuất giảng dạy tại cấp trung học và phổ thông, tổ chức thực hiện một chương trình tăng cường học tập ngoại ngữ và văn hóa nước khác.
*Giảng dạy tiếng mẹ đẻ và văn hóa bản địa
Chương trình này được dựa trên hiệp định song phương được kí kết giữa các nước theo chỉ thị ngày 25 tháng 7 năm 1977 nhằm mục đích giáo dục cho con em người dân nhập cư trong độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi, ba giờ một tuần.
2.3. Giáo dục nghệ thuật và đào tạo đại học
Giáo dục nghệ thuật và văn hóa ở cấp sau đại học thể hiện rõ tính đa dạng trong loại hình tổ chức và do các tổ chức công và tư nhân đảm nhận. Bộ Văn hóa chịu trách nhiệm về các môn học trong một số lĩnh vực nghệ thuật nhất định. Các trường đại học mở các khoa với những chuyên ngành cụ thể như khảo cổ học, quản lý sách hoặc nghệ thuật…Các trường tư thục tổ chức các khóa học về nghệ thuật đồ họa, thiết kế nội thất…Trong giai đoạn 2010-2011, các hoạt động đào tạo sau đại học chuyên ngành nghệ thuật và văn hóa được Bộ Văn hóa hỗ trợ cho 125 tổ chức với 34 sinh viên. Ngoài ra, khoảng 175 tổ chức công lập và tư nhân đào tạo nghề trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật trang trí và thu công.
2.4. Giáo dục nghệ thuật và văn hóa cơ sở ngoài phạm vi trường học
Các hoạt động giáo dục nghệ thuật và văn hóa ngoài trường học được thực hiện trong khuôn khổ các viện đào tạo công lập do các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ trong quá trình phối hợp với các cục và sở, chủ yếu Bộ Văn hóa với vai trò giám sát các cơ sở giáo dục này.
Các hoạt động đào tạo khác ít có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nhiều trường và học viện nghệ thuật được sự hỗ trợ về tài chính của cấp chính quyền công và một vài trường học liên kết cũng như trường tư thục.
2.5. Các hiệp hội nghệ thuật và văn hóa nghiệp dư, các sáng kiến nghệ thuật nghiệp dư
2.5.1 Văn hóa nghệ thuật dân gian và nghệ thuật nghiệp dư
Theo kết quả từ cuộc khảo sát vào năm 1996 cho thấy, một nửa người dân Pháp ở độ tuổi bằng và hơn 15 đã trải nghiệm hoạt động nghệ thuật nghiệp dư trong cuộc đời họ và một nửa trong số họ tiếp tục sáng tạo nghệ thuật. Theo kết quả khảo sát năm 2008 về hoạt động văn hóa và sự tham gia của người dân Pháp, sự phát triển của công nghệ số và internet đã thay đổi rất nhiều hoạt động nghệ thuật nghiệp dư và hướng tới các loại hình nghệ thuật mới cũng như thông tin nội dung văn hóa qua hình ảnh truyền thông ngày càng tăng trong thời gian rảnh rỗi.
Với công cụ số hóa và truyền thông đa phương tiện, nghệ thuật nhiệp ảnh và truyền hình ngày càng phát triển nhanh. Các hoạt động khác như âm nhạc, viết văn, nghệ thuật nghe nhìn và đồ họa giảm mạnh. Khi sử dụng máy tính được chú trọng trong lĩnh vực nghệ thuật, các hoạt động nghiệp dư ngày càng tăng trong suốt những năm 80 và 90.
Phân tích chỉ ra rằng các hoạt động nghiệp dư ít gắn liên với thế hệ trẻ từ đầu những năm 70 do ảnh hưởng kết hợp của các đổi mới về cơ cấu xã hội và sự tăng các dịch vụ thương mại và công cộng. Bối cảnh này dẫn đến sự đa dạng hóa các loại hình nghệ thuật và sự đổi mới hình thức thực hiện.
Ngoài ra, các hoạt động văn hóa bắt nguồn từ các chương trình sự kiện nổi bật được đăng ký trong Danh sách đại diện các di sản văn hóa phi vật thể của con người thuộc tổ chức UNESCO.
2.5.2 Ngôi nhà văn hóa và câu lạc bộ văn hóa cộng đồng
Nhiều hoạt động văn hóa cùng chủ đề được biết đến ở Pháp như giáo dục phổ thông. Quan điểm này xoay quanh góc nhìn về các tầng lớp, đấu tranh chính trị và chuyển biến của xã hội. Mục đích của phong trào giáo dục và xã hội chủ yếu nhằm tăng cường hệ thống xã hội và được thực hiện ngoài phạm vi cơ cấu giáo dục truyền thống và hệ thống giáo dục quy chuẩn. Vì vậy, giáo dục phổ thông nhằm mục đích hướng tới những thay đổi liên tục của xã hội và tạo nên một xã hội công bằng và đoàn kết hơn.
Các hoạt động giáo dục phổ thông được quản lý tại nhiều cơ sở chủ yếu tại ở cấp địa phương bao gồm các trung tâm cộng đồng và trung tâm văn hóa xã hội, các câu lạc bộ và hiệp hội thanh niên, trung tâm nông thôn, trung tâm nghỉ dưỡng và giải trí. Ở cấp quốc gia, các chính sách giáo dục phổ thông chủ yếu phục thuộc vào Bộ Thanh niên và hoạt động giải trí với nhà điều phối là Viện Thanh niên và Giáo dục phổ thông quôc gia (INJEP). INJEP giám sát các chinh sách về thanh niên cũng như trở thành trung tâm nguồn lực của các chuyên gia và người ra quyết định trong ngành.
2.5.3 Hội công dân, nhóm tư vấn, tổ chức phi chính phủ và các đội chuyên trách
Số lượng hiệp hội và các tổ chức phi chính phủ khác hoạt động khá nhiều trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa tại Pháp. Các nghiên cứu khác nhau đều chỉ rõ các xu hướng nhất định. Vào năm 2011, trong năm hiệp hội, một tổ chức sẽ tham gia vào lĩnh vực văn hóa. Các tổ chức văn hóa trả lương toàn phần cho nhân viên hoặc sử dụng đội ngũ tình nguyện viên. Các hiệp hội văn hóa ít phụ thuộc vào ngân sách công. Cụ thể hơn, các tổ chức ít mua sắm công và kinh phí hoạt động chủ yếu từ nguồn trợ cấp. Các thành phố nhận được trợ cấp cao hơn đặc biệt dành cho các tổ chức không có đủ khả năng chi trả tiền công cho nhân viên. Phần lớn các tổ chức văn hóa đóng vai trò chính hoặc thứ yếu trong tổ chức các buổi truyền hình trực tiếp các hoạt động nghệ thuật và giải trí.
Ngoài ra, các tổ chức tư vấn quy tụ các chuyên gia, nghệ sĩ chuyên nghiệp từ các tổ chức và nguồn nhân lực hành chính, phối hợp với các cục và sở trực thuộc Bộ Văn hóa và Thông tin chịu trách nhiềm chính về các chính sách văn hóa. Nhiều hội đồng và ủy ban được thành lập tại các vùng lãnh thổ nhằm hỗ trợ phân bổ các nguồn trợ cấp và xác định các ủy ban cộng đồng.
Theo bvhttdl.gov.vn