Chính phủ đã ban hành Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
Ngày đăng: 05/03/2018 20:23
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 05/03/2018 20:23
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch; biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch đối với những sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch; điều kiện công nhận điểm du lịch, khu du lịch; ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch; điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch của cơ sở lưu trú du lịch và nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.
Đối với điều kiện công nhận điểm du lịch, Nghị định quy định như sau: Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực; Có kết cầu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch bao gồm: Có kết nối giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi; có điện, nước sạch; biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch; có dịch vụ ăn uống, mua sắm; Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường bao gồm: Có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày; công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch; có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch; nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm; có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường; áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
Đối với điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia, Nghị định quy đinh: Có ít nhất 2 tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên du lịch cấp quốc gia; có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực; có trong danh mục các khu vực tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch bao gồm: Có cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đáp ứng tối thiểu 500.000 lượt khách mỗi năm; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu 300.000 lượt khách lưu trú mỗi năm, trong đó có cơ sở lưu trú du lịch được công nhận hàng từ 4 sao trở lên; Ngoài ra, khu du lịch phải có kết nối với hệ thống giao thông, viễn thông quốc gia; đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường bao gồm: Có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải tập trung theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường; các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d khoản 2 và các điểm a, b, c, d và e khoản 4 Điều 12 Nghị định này.
Nghị định quy định mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành, như sau: Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 đồng; Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: Đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 đồng; Đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng; Cả hai hình thức trên: 500.000.000 đồng.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng thương mại, ngân hàng HTX hoặc CN ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thông qua hợp đồng ký quỹ. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết kịp thời trong trường hợp khách du lịch bị chết, tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tín mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không đủ kinh phí để giải quyết.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Dương Nguyễn