Giá trị cốt lõi của cuộc sống là “hạnh phúc”
Ngày đăng: 20/03/2017 09:44
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 20/03/2017 09:44
Ngày Quốc tế Hạnh phúc được lấy từ ý tưởng từ nước Bhutan, một vương quốc nhỏ bé vốn được đánh giá là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như: sức khoẻ, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân.
Bhutan là quốc gia đã ghi nhận uy thế của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia từ những năm đầu tiên của thập kỷ 70 thế kỷ XX và nổi tiếng với việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội.
Ngoài ra, việc Liên Hợp Quốc chọn ngày 20/3 là ngày Quốc tế Hạnh phúc còn vì đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau - là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hoà của vũ trụ.
Điều đó cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực… Bởi vậy ngày 20/3 - Ngày Quốc tế Hạnh phúc cũng chuyển tải thông điệp rằng cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khoá để mang đến hạnh phúc. Cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần con người được chú trọng, hài hòa, giá trị vật chất và giá trị tinh thần luôn được đề cao là nền tảng cho hạnh phúc của người dân.
Có nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc nếu đứng ở tôn giáo khác nhau, dân tộc khác nhau, thậm chí là thời điểm khác nhau. Tiêu chí hạnh phúc cũng có sự khác biệt giữa các nền văn hóa. Nếu phương Tây thường lấy sự hoàn thiện bản thân, sự cống hiến cá nhân làm tiêu chí của hạnh phúc thì người châu Á, lại mang quan điểm nếu vợ không hài lòng thì chồng không hạnh phúc; nếu bố mẹ không hài lòng thì con cái không hạnh phúc;… Người châu Á bị nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc của cá nhân, trong đó tựu chung lại, hạnh phúc là sự hài lòng, thỏa mãn những việc đã làm, vui vẻ với cuộc sống hiện tại, hoàn thành các ý nguyện của mình và mang lại niềm vui, trách nhiệm chăm lo cho những người thân yêu của mình, biết tha thứ, biết cảm thông, đối xử tốt và chan hòa với nhau...
Ảnh minh họa (nguồn: tcdcpl.moj.gov.vn).
Đối với Việt Nam chúng ta, dù đất nước đã phát triển, mở cửa, đời sống kinh tế càng ngày càng được cải thiện, hầu hết người dân đều đã được ăn no, mặc ấm, rất nhiều người đã vươn tới ăn ngon, mặc đẹp, đời sống tinh thần của người dân cũng được nâng cao hơn, nhưng dường như, điều đó cũng không hẳn là thứ đem tới hạnh phúc vẹn toàn, mà chính những việc tôn trọng và duy trì nhiều giá trị truyền thống, như tình yêu thương trong các mối quan hệ gia đình, các chuẩn mực về cha mẹ nhân từ, con cái hiếu thảo, anh em như thể tay chân, vợ chồng hòa thuận... mới đích thực là nhân tố tạo nên hạnh phúc. Tuy nhiên, thế giới hiện đại đang dần khiến chúng ta bị lệ thuộc vào công nghệ: mạng xã hội khiến người trẻ thiếu thời gian giành cho cuộc sống thực, dần đánh mất sự kết nối với thiên nhiên, cũng dần dần mất mối giao cảm với con người, nhiều giá trị truyền thống dần mai một khiến con người cảm thấy chênh vênh, mất phương hướng trong cuộc sống...
Hơn bao giờ hết, trong bộn bề của xây dựng kinh tế, mỗi cá nhân, mỗi gia đình hãy xây dựng, giữ vững nền tảng hạnh phúc của gia đình với những giá trị truyền thống cốt lõi, biết yêu thương, tha thứ và cảm thông, vừa coi trọng cuộc sống vật chất và đặc biệt quan tâm tới đời sống tinh thần của mỗi thành viên, qua đó góp phần xây dựng nên một xã hội, một đất nước hạnh phúc, với đủ các tiêu chí Kinh tế- Xã hội - Môi trường.
Nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon từng chia sẻ: "Khi chúng ta đóng góp cho lợi ích chung, chúng ta cũng làm giàu cho chính mình. Lòng nhân ái mang lại hạnh phúc và giúp chúng ta xây dựng được tương lai như chính chúng ta mong muốn”. Mỗi chúng ta, hãy hạnh phúc, để cả thế giới hạnh phúc!.
Đối với Việt Nam chúng ta, dù đất nước đã phát triển, mở cửa, đời sống kinh tế càng ngày càng được cải thiện, hầu hết người dân đều đã được ăn no, mặc ấm, rất nhiều người đã vươn tới ăn ngon, mặc đẹp, đời sống tinh thần của người dân cũng được nâng cao hơn, nhưng dường như, điều đó cũng không hẳn là thứ đem tới hạnh phúc vẹn toàn, mà chính những việc tôn trọng và duy trì nhiều giá trị truyền thống, như tình yêu thương trong các mối quan hệ gia đình, các chuẩn mực về cha mẹ nhân từ, con cái hiếu thảo, anh em như thể tay chân, vợ chồng hòa thuận... mới đích thực là nhân tố tạo nên hạnh phúc. Tuy nhiên, thế giới hiện đại đang dần khiến chúng ta bị lệ thuộc vào công nghệ: mạng xã hội khiến người trẻ thiếu thời gian giành cho cuộc sống thực, dần đánh mất sự kết nối với thiên nhiên, cũng dần dần mất mối giao cảm với con người, nhiều giá trị truyền thống dần mai một khiến con người cảm thấy chênh vênh, mất phương hướng trong cuộc sống...
Hơn bao giờ hết, trong bộn bề của xây dựng kinh tế, mỗi cá nhân, mỗi gia đình hãy xây dựng, giữ vững nền tảng hạnh phúc của gia đình với những giá trị truyền thống cốt lõi, biết yêu thương, tha thứ và cảm thông, vừa coi trọng cuộc sống vật chất và đặc biệt quan tâm tới đời sống tinh thần của mỗi thành viên, qua đó góp phần xây dựng nên một xã hội, một đất nước hạnh phúc, với đủ các tiêu chí Kinh tế- Xã hội - Môi trường.
Nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon từng chia sẻ: "Khi chúng ta đóng góp cho lợi ích chung, chúng ta cũng làm giàu cho chính mình. Lòng nhân ái mang lại hạnh phúc và giúp chúng ta xây dựng được tương lai như chính chúng ta mong muốn”. Mỗi chúng ta, hãy hạnh phúc, để cả thế giới hạnh phúc!.