Bảo tàng ngoài công lập không cần có người am hiểu chuyên môn
Ngày đăng: 03/05/2018 08:20
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 03/05/2018 08:20
Đó là một nội dung về lĩnh vực di sản văn hóa tại Phương án đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được Bộ phê duyệt theo Quyết định 1396/QĐ-BVHTTDL ngày 18/04/2018.
Theo Phương án, lĩnh vực di sản văn hóa có tổng số 30 điều kiện đầu tư kinh doanh, đề xuất cắt giảm bãi bỏ 07 điều kiện và đơn giản hóa 02 điều kiện.
Cụ thể, trong kinh doanh dịch vụ bảo tàng (đối với bảo tàng ngoài công lập), Bộ đề xuất cắt giảm điều kiện: Có người am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt động Bảo tàng.
Trong kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật, sẽ cắt giảm điều kiện: Có nguồn tài liệu về cổ vật để tham khảo, phục vụ hoạt động giám định cổ vật.
Kinh doanh dịch vụ lập quy hoạch dự án, tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, sẽ cắt giảm, đơn giản hóa quy định số cá nhân tối thiểu có Chứng chỉ hành nghề làm việc trong tổ chức để được cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích, lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích, thi công tu bổ di tích, giám sát thi công tu bổ di tích là 01 người.
Trong mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, sẽ cắt giảm điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 như sau: “Có cửa hàng phù hợp để trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”. Đơn giản hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP như sau: “Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo về di sản văn hóa, lịch sử (khảo cổ học, văn hóa học), Mỹ thuật, Hán Nôm, dân tộc học, cổ nhân học, cổ sinh vật học (động vật, thực vật), địa chất; hoặc là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp liên quan đến các chuyên ngành đào tạo nêu trên và đã thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật”.
Diệu Vũ