Đã có Nghị định về quản lý lễ hội
Ngày đăng: 04/09/2018 15:47
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 04/09/2018 15:47
Đó chính là Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội vừa được ban hành bao gồm 4 chương, với 24 Điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2018.
Theo đó, với truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước, tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam; giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân; phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
Về đăng ký, thông báo tổ chức lễ hội: Khi tổ chức lễ hội phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức gồm: Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức (lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức lần đầu; Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 2 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (lễ hội cấp khu vực) được tổ chức lần đầu; Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 2 năm trở lên. Phải đăng ký với UBND cấp tỉnh trước khi tổ chức gồm: Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 2 năm trở lên; Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (lễ hội cấp tỉnh) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 2 năm trở lên. Phải đăng ký với UBND cấp huyện trước khi tổ chức gồm: Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 2 năm trở lên; Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (lễ hội cấp huyện) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 2 năm trở lên; Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp xã được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 2 năm trở lên; Lễ hội truyền thống cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức tổ chức, nội dung, địa điểm so với truyền thống.
Về hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội gồm: Văn bản đăng ký cần nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần, số lượng khách mời; Phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường; Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội; Các tài liệu, văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội; Văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của đại sứ quán….
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cụ thể trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội quy mô cấp quốc gia, khu vực, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài; tỉnh, huyện, xã cũng như trách quản lý nhà nước của các bộ, ngành và đơn vị liên quan đến việc tổ chức lễ hội./.
An Nhiên
ND110.pdf |