ĐIỂM LẠI VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VIỆC GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
Ngày đăng: 05/05/2017 21:21
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 05/05/2017 21:21
Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống đoàn kết và bình đẳng, trong đó có tới 53 dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán và nét văn hoá truyền thống độc đáo của mình. Tất cả những nét văn hoá độc đáo ấy hoà quyện vào nhau tạo nên một nền văn hoá Việt Nam phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam sắp tới, mời các bạn hãy cùng tôi điểm lại một chút về vai trò của người phụ nữ trong việc gìn giữ và phát huy văn hoá truyền thống, nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.
Trước tiên, có thể khẳng định: Phụ nữ các dân tộc là lực lượng trực tiếp tham gia vào các hoạt động gìn giữ, phát huy và bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Chúng ta hãy bắt đầu từ những công việc hàng ngày của người phụ nữ để thấy rõ được điều ấy. Các công việc mà người phụ nữ thường làm hàng ngày như trang trí nhà cửa, thêu dệt, may mặc, làm đồ ăn thức uống đến những việc lớn như cưới xin, tang ma, tổ chức lễ hội… lĩnh vực nào cũng có sự đóng góp của người phụ nữ.
Mỗi người phụ nữ ngay từ khi mới sinh ra cho đến khi trưởng thành họ đã được các mẹ, các bà của mình dạy cách biết trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm để lấy sợi, lấy tơ dệt vải. Rồi những mảnh vải ấy, cũng từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ chị em lại cùng nhau may lên thành những chiếc áo, chiếc quần hay những tấm chăn, màn, gối đệm cho mình, cho chồng con và cả những người thân yêu của họ. Có những nơi, chị em còn làm ra sản phẩm để phục vụ cho việc buôn bán, trao đổi, xuất khẩu trong vùng, trong nước… Vì vậy mà trong những ngôi nhà của đồng bào, như Ê đê, M’nông… lúc nào cũng có một góc nhỏ để dành cho người phụ nữ đặt khung cửi dệt vải hay thêu thùa may vá. Việc làm này thể hiện sự khéo léo và tính chăm chỉ, kiên trì của người phụ nữ.
Mỗi người phụ nữ ngay từ khi mới sinh ra cho đến khi trưởng thành họ đã được các mẹ, các bà của mình dạy cách biết trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm để lấy sợi, lấy tơ dệt vải. Rồi những mảnh vải ấy, cũng từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ chị em lại cùng nhau may lên thành những chiếc áo, chiếc quần hay những tấm chăn, màn, gối đệm cho mình, cho chồng con và cả những người thân yêu của họ. Có những nơi, chị em còn làm ra sản phẩm để phục vụ cho việc buôn bán, trao đổi, xuất khẩu trong vùng, trong nước… Vì vậy mà trong những ngôi nhà của đồng bào, như Ê đê, M’nông… lúc nào cũng có một góc nhỏ để dành cho người phụ nữ đặt khung cửi dệt vải hay thêu thùa may vá. Việc làm này thể hiện sự khéo léo và tính chăm chỉ, kiên trì của người phụ nữ.
Tiếp đến phải kể đến việc nấu nướng các món ăn hàng ngày, vừa ngon vừa bổ cho mọi người trong gia đình. Lại cũng từ đôi bàn tay ấy, người phụ nữ đã chế biến ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng và các loại bánh truyền thống từ những sản vật của quê hương do chính mình cấy trồng lên. Nét truyền thống mang đậm nét đặc sản của văn hóa ẩm thực vùng miền ấy cũng có sự đóng góp không nhỏ của chị em phụ nữ.
Còn đêm về với những làn điệu dân ca, những lời hát ru mượt mà, đằm thắm còn lưu truyền đến ngày nay cũng do người phụ nữ chắt chiu gìn giữ, lưu truyền từ đời này qua đời khác. Bằng những truyền thuyết, những bài dân ca, những bản trường ca bất hủ của dân tộc mình người mẹ đã hát ru con nhưng cũng là dạy cho con biết yêu thương quê hương, làng, buôn của mình, yêu lao động, biết sống lương thiện, phân biệt thiện - ác…
Đối với những phụ nữ là người dân tộc họ còn góp phần to lớn của mình trong việc duy trì và phát triển các luật tục truyền thống, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ trong gia đình mẫu hệ ở một số dân tộc.
Chỉ với bấy nhiêu thôi cũng có thể khẳng định người phụ nữ có vai trò to lớn trong việc gìn giữ và phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc. Chính họ là những người đã tô điểm thêm cho nét đẹp của văn hoá truyền thống./.