Bồi dưỡng nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột
Ngày đăng: 30/10/2018 15:50
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 30/10/2018 15:50
Nhằm định hướng xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng để phát huy có hiệu quả các nguồn lực, các làng nghề truyền thống, phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu có sẵn tại các buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trở thành các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách du lịch, từ đó tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội, cải thiện cơ sở hạ tầng ổn định sản xuất nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp các sở, ngành và các đơn vị kinh doanh du lịch tiến hành khảo thực tế tại một số buôn đồng bào dân tộc tại chỗ trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột để lựa chọn, sau đó mời chuyên gia tư vấn để xây dựng mô hình điểm phát triển du lịch cộng đồng từ đó nhân rộng cho các địa phương khác trong tỉnh.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào phục vụ trong hoạt động du lịch cộng đồng của thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới. Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột và Trường Cao đẳng Du lịch Đà Lạt tổ chức Lớp bồi dưỡng nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng cho cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý du lịch tại phòng Văn hóa và Thông tin; công chức văn hóa xã hội của các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường, ban tự quản; trưởng các buôn và người làm công tác quản lý, nhân viên hiện đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch, các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư tại các địa bàn có tiềm năng phát triển về du lịch trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Tại đây, học viên được truyền đạt các nội dung: Tổng quan về du lịch cộng đồng; các bước cần triển khai một mô hình du lịch cộng đồng, dịch vụ lưu trú tại nhà dân,…Thành phố Buôn Ma Thuột được xem như là một Việt Nam thu nhỏ, trên địa bàn thành phố có hơn 40 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc anh em trên toàn quốc, hiện đang tồn tại các lễ hội truyền thống mang nét văn hoá đặc trưng riêng biệt đang có xu hướng phục hồi và phát triển trở lại. Nhiều lễ hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hoá và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền. Các lễ hội đặc trưng của địa phương đáp ứng một phần đời sống tinh thần, tâm linh của người dân, đồng thời còn để phục vụ mục đích phát triển du lịch như Lễ cúng bến nước, Lễ cúng sức khỏe, Lễ cưới của đồng bào dân tộc Ê đê,… và các làng nghề truyền thống được khôi phục phát triển, có vai trò lớn trong việc phát triển du lịch đối với các sản phẩm nghề thủ công truyền thống dân tộc.
Đinh Thủy