Lễ tưởng niệm các chiến sỹ Nam Tiến hy sinh và đồng bào làng Lạc Giao tử nạn năm Ất Dậu 1945
Ngày đăng: 03/12/2018 10:27
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 03/12/2018 10:27
Sáng 03/12, tại đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản trị Di tích lịch sử đình Lạc Giao cùng với đông đảo các bô lão và nhân dân đã tổ chức Lễ tưởng niệm các chiến sỹ Nam Tiến hy sinh tại Buôn Ma Thuột và đồng bào làng Lạc Giao tử nạn ngày 27/10 năm Ất Dậu (1945).Tham dự buổi lễ có đồng chí Thái Hồng Hà- Giám đốc Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND phường Thống Nhất (TP. Buôn Ma Thuột); lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở, cùng đông đảo lực lượng vũ trang, thanh niên và Nhân dân trên địa bàn thành phố…
Sau khi Việt Nam giành được độc lập, thực dân Pháp âm mưu cướp Việt Nam một lần nữa nên chúng đã trở lại gây hấn, đánh chiếm Tây Nguyên và Nam Kỳ. Lúc này hàng ngàn người con ưu tú theo tiếng gọi Tổ quốc đã hành quân Nam tiến, tiếp sức cho đồng bào miền Nam.
Ngày 27 tháng 10 năm Ất Dậu (1945), các chiến sỹ Nam Tiến thuộc Chi đội Vi Dân đã anh dũng chiến đấu chống lại cuộc tái chiếm Buôn Ma Thuột của thực dân Pháp. Sau trận chiến đấu này, rất nhiều chiến sĩ và đồng bào làng Lạc Giao đã anh dũng hy sinh. Nhân dân làng Lạc Giao, nơi chịu nhiều tổn thất đau thương, từng chứng kiến những tấm gương anh dũng của các chiến sỹ. Từ đó đến nay, cứ vào ngày 27/10 âm lịch hằng năm, Ban trị sự, các bô lão và đồng bào làng Lạc Giao xưa (nay là người dân TP. Buôn Ma Thuột) đều tổ chức lễ cầu siêu, rước linh, tưởng niệm, giỗ các chiến sĩ Nam Tiến và đồng bào tử nạn.
Trong không khí trang nghiêm, các đại biểu và người dân đã dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, đồng bào thị xã Buôn Ma Thuột đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Đây là hoạt động thường niên để tưởng nhớ các chiến sỹ Nam Tiến đã anh dũng hy sinh vì độc lập dân tộc; đồng thời giáo dục cho thế hệ mai sau về truyền thống "Anh hùng cánh mạng" và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Ama Phong