Xây dựng 01 - 02 làng du lịch sinh thái cộng đồng, làng văn hóa gắn với khu dân cư nông thôn kiểu mẫu
Ngày đăng: 09/05/2019 15:44
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 09/05/2019 15:44
Đó là một trong những mục tiêu cụ thể được đặt ra tại Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa được UBND tỉnh phê duyệt.
Mục tiêu của Đề án là thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế kinh vực nông thôn, nâng cao thi nhập, đời sống cho Nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh (tập trung phát triển thành phần kinh tế hợp tác và kinh tế tư nhân theo hướng cộng đồng, các Hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị; thông qua việc phát triển sản xuất tại địa bàn khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; hạn chế nông dân di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển xã hội khu vực nông thôn Việt Nam bền vững.
Trong đó, giai đoạn 2019 - 2020: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thông tin qua các phương tiện thông tin, đại chúng về Chương trình OCOP, sản phẩm OCOP; phát triển nguồn nhân lực; phát triển sản phẩm OCOP: lựa chọn, hoàn thiện, nâng cấp 27 sản phẩm thế mạnh trong nông nghiệp và dịch vụ du lịch nông thôn hiện có của các địa phương và tiêu chuẩn hóa; công nhận/chứng nhận 1 - 2 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia, 10 - 12 sản phẩm 3 - 4 sao cấp tỉnh; Xây dựng 01 - 02 làng du lịch sinh thái cộng đồng, làng văn hóa gắn với khu dân cư nông thôn kiểu mẫu; xây dựng nhãn hiệu, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm OCOP;…
Giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2020: Phát triển mới 57 sản phẩm; phát triển mới 30 - 40 tổ chức kinh tế tham gia OCOP; phát triển 3 - 5 chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực; hàng năm mỗi huyện có ít nhất 3 ý tưởng sản phẩm chủ lực được hỗ trợ theo OCOP,…
Đề án cũng đề ra 5 nhiệm vụ cùng các giải pháp thực hiện, gồm: Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và định hướng thông tin; hoàn thiện hệ thống tổ chức Chương trình; thực hiện hệ thống hỗ trợ Đề án OCOP, hệ thống tư vấn hỗ trợ, hệ thống đối đối tác OCOP, hệ thống sản xuất; chính sách thực hiện; hạng mục công việc và dự án ưu tiên đầu tư.
Tổng nguồn vốn thực hiện Đề án là 101.222 triệu đồng, chủ yếu là nguồn xã hội hóa: Vốn của doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ hỗ rợ phát triển Hợp tác xã, tài trợ của các tổ chức quốc tế,… và một phần của ngân sách nhà nước: Ngân sách thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, nguồn khuyến nông, khuyến công, các nguồn vốn lồng ghép khác của trung ương và địa phương.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực thực hiện chương trình OCOP, tham mưu đề xuất các cơ sở, chính sách và điều phối các hoạt động của Chương trình; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh theo giai đoạn và hàng năm.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu, phát triển, quảng bá các dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn.
Toàn văn Quyết định 1040/QĐ-UBND ngày 07/5/2019
Duy Hà
Moi%20xa%20mot%20san%20pham.pdf |