Doanh nghiệp lữ hành “hiến kế” thúc đẩy du lịch Việt
Ngày đăng: 23/05/2020 06:34
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 23/05/2020 06:34
Nhiều tập đoàn, DN lữ hành lớn đã tham dự Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa và phục hồi du lịch quốc tế hậu Covid-19” do Tổng cục Du lịch tổ chức chiều ngày 21/5.
Tạo niềm tin cho du khách
Có thể nói rằng Du lịch là ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Do vậy, đây là thời điểm để các DN lữ hành phát huy nội lực, tìm kiếm cơ hội phát triển.
Tại Hội nghị, bà Nguyễn Vân, Phó tổng giám đốc Hanoitourist cho rằng, trong thời điểm này, các DN hoạt động trong ngành thay vì nói khó khăn phải có hành động cụ thể để gắn kết, đoàn kết với nhau để cùng vực dậy ngành Du lịch.
Cụ thể, theo bà Vân, các DN hàng không có thể hợp tác với nhau để đưa ra các mức giá không bị chênh lệch quá nhiều, các khách sạn, DN lữ hành cũng có cân nhắc tương tự.
Đại diện Tập đoàn SunGroup nêu ý kiến, để kích cầu trở lại, SunGroup mong muốn các hiệp hội du lịch, dịch vụ lữ hành cùng đưa ra chính sách tốt trong một thời hạn để kích cầu điểm đến.
Điểm đến đó theo đại diện Tập đoàn SunGroup, phải tìm được cái mới hoàn toàn để du khách nội địa quay trở lại chứ không chỉ đưa ra giá ưu đãi.
Ở một khía cạnh khác, bà Đoàn Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch điều hành, Công ty TNHH tập đoàn BIM, đây cũng là cơ hội để thay đổi diện mạo ngành Du lịch Việt Nam, là cơ hội thay đổi cách nhìn nhận của người Việt Nam với thị trường du lịch nội địa.
Để làm được điều này, chúng ta phải có chuẩn hoá như thế nào du lịch an toàn.
Bên cạnh đó phải xây dựng chiến dịch trên diện rộng, toàn quốc để quảng bá du lịch. Các địa phương từ Bắc vào Nam cũng cần tìm cách tạo dấu ấn riêng, theo từng tuần lễ và các địa phương đồng thời có những sự kiện giới thiệu du lịch địa phương hấp dẫn như thế nào.
Làm mới ngành Du lịch
Để tăng sức hút của du lịch Việt, theo ông Trần Đình Thiên, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thay vì cứu ngành Du lịch cũ, chúng ta phải làm mới ngành Du lịch của Việt Nam bằng cách đưa ra một khuôn khổ về chiến lược phát triển của ngành.
Chuyên gia này cho rằng, chúng ta cần có chiến lược cụ thể, không chỉ xoay quanh việc hạ giá mà phải định hướng thị trường. Cụ thể, các hãng hàng không cần mở ra các điểm đến mới, visa không chỉ miễn cho hơn 20 nước mà cần phải mở rộng hơn nữa.
Về phía Hiệp hội Du lịch Việt Nam, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực cho rằng, thời điểm hiện tại chúng ta phải chọn điểm kích cầu là những nơi hàng không Việt Nam có đường bay.
Ngoài ra, theo ý kiến ông Bình, Nhà nước cũng phải đồng hành với DN từ những việc đơn giản như các khu du lịch, điểm tham quan hãy giảm giá vé.
Với quan điểm của DN hàng không, ông Trịnh Hồng Quang, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines nhận định, nhà chức trách hàng không có vai trò rất lớn, cần sự phối hợp để xác định việc mở cửa chuyến bay để các DN chuẩn bị thật tốt.
Theo ông Quang, Tổng cục Du lịch có thể đề nghị các đơn vị liên quan để có mục tiêu mở cửa sớm. Hai là quảng bá Việt Nam như một điểm đến an toàn, đây là nhiệm vụ chung cả nước, của mọi người, có kịch bản xử lý Covid cho du khách yên tâm khi tới. Ba là sau đại dịch covid-19, cơ cấu, tập quán của du khách nước ngoài tới Việt Nam có thể thay đổi, chúng ta cần tìm hiểu để đáp ứng phục vụ.
Ngoài ra, theo đề xuất của đại diện Vietnam Airlines, Tổng cục Du lịch nên có bộ phận thiết kế sản phẩm du lịch khiến nó đặc biệt hơn để lan toả tạo sức hấp dẫn, thu hút du khách.