Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Tổ chức định kỳ ngày hội, giao lưu, liên hoan văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào các dân tộc thiểu số theo khu vực và toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030”
Ngày đăng: 10/12/2020 22:05
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 10/12/2020 22:05
Đề án “Tổ chức định kỳ ngày hội, giao lưu, liên hoan văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào các dân tộc thiểu số theo khu vực và toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030” (Đề án) đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt tại Quyết định số 3666/QĐ-BVHTTDL, ngày 07 tháng 12 năm 2020.
Theo đó Đề án nhằm hướng dẫn các địa phương quán triệt, nghiên cứu xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình các hoạt động đảm bảo quy mô, tần suất phù hợp, tránh tràn lan phô trương, lãng phí, đồng thời khích lệ đồng bào các dân tộc thiểu số bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước. Giúp cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đánh giá khách quan về thực trạng hoạt động văn hóa nghệ thuật, du lịch, thể dục thể thao quần chúng và đời sống văn hóa cơ sở trong từng giai đoạn, từ đó định hướng và 7 xác định giải pháp khắc phục những yếu kém, thúc đẩy văn hóa nghệ thuật quần chúng phù hợp với đời sống xã hội của từng vùng, miền trên cả nước. Tiếp thu những tinh hoa văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình sáng tạo, giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số tới bạn bè trong nước và quốc tế góp phần tăng cường giao lưu, hội nhập gắn với phát triển du lịch. Là cơ sở để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, tổ chức Ngày hội mang tính thiết thực gắn với việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước diễn ra hàng năm trong thời gian từ năm 2021 đến năm 2030; giúp các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số giao lưu văn hóa, học tập, trao đổi kinh nghiệm nhằm thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc, các địa phương trên cả nước xây dựng và phát triển đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ.
Các hoạt động tham gia Ngày hội phải được chọn lọc và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương, vùng, miền; đảm bảo chất lượng, nội dung nghệ thuật, tính dân tộc, tính hiện đại, tính cộng đồng, tính đa dạng phong phú, độc đáo và có tính tuyên truyền giáo dục cao. Đảm bảo nội dung hoạt động trọng tâm, có chương trình, mục tiêu cụ thể, kết nối với các hoạt động, chương trình quốc gia, vùng miền, địa phương. Lực lượng chính tham gia các Ngày hội phải do nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công,... là người dân tộc thiểu số tham gia với tư cách là chủ thể văn hóa; là dịp gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên các địa bàn. Các nội dung hoạt động của Ngày hội tạo không khí vui tươi, phấn khởi, an toàn, tiết kiệm, không phô trương lãng phí đồng thời phong phú, đa dạng, ấn tượng, giàu bản sắc dân tộc, gắn với chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, xoá đói giảm nghèo của vùng miền, ở các địa phương,... nêu cao tinh thần bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc. Phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, cổ động trên các phương tiện thông tin đại chúng trước, trong và sau Ngày hội; quảng bá rộng rãi về nội dung hoạt động, các hình ảnh trong Ngày hội đến công chúng, đặc biệt là công chúng trên địa bàn diễn ra Ngày hội để đồng bào đến xem, cổ vũ, động viên các nghệ nhân, diễn viên quần chúng, đồng thời trực tiếp tham gia các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ.
Võ Phượng